top of page
  • Ảnh của tác giảbocxep vantai

Quy trình đóng hàng vào container

Nhiều doanh nghiệp không có kho hàng riêng hoặc kho hàng xa cảng đóng hàng bất tiện việc kéo container rỗng về kho thì doanh nghiệp mang hàng đến cảng để đóng hàng vào container.



1.Quy trình đóng hàng vào container

Trước khi đóng hàng vào container, bạn cần nhận container rỗng trước:

Bước 1: Xin booking và duyệt lệnh cấp container rỗng.

Duyệt lệnh cấp container rỗng. Một số hãng tàu chấp nhận duyệt qua mail, một số duyệt tại văn phòng, một số hãng tàu không cần duyệt lệnh có thể đem booking xuống cảng lấy cont, thông tin trên booking có thể hiện cụ thể và chi tiết.

Bước 2: Đóng tiền trải bãi.

Mang lệnh đã duyệt & booking liên hệ thương vụ cảng đóng tiền đóng rút

Lưu ý: báo và đóng tiền theo đúng phương pháp đóng hàng: thủ công, xe nâng hay cẩu vì mức phí là khác nhau.

Bước 3: Đăng ký ngày giờ lấy rỗng

Liên hệ điều độ đăng ký lấy container rỗng, thường đăng ký trước 1 ngày đóng hàng. Nếu đợi tới ngày đóng hàng mới đăng ký lấy container thì nhiều trường hợp là không có container hoặc container không được tốt như mong muốn, sẽ mất thời gian chờ đợi và có khả năng đóng hàng không kịp và bị rớt tàu.

Bước 4: Nhận container và kiểm tra container.

Trước khi đóng hàng vào container, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng container:

a. Kiểm tra container

Việc kiểm tra container xem xét có hỏng hóc hay không là điều rất cần thiết tránh ảnh hưởng về hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà nguyên do cách sử dụng và đóng hàng vào container không đúng. Vì vậy, cần kiểm tra những yếu tố sau trước khi đóng hàng vào container:

(1) Kiểm tra bên ngoài Container

Khi chúng ta quan sát phát hiện các dấu vết rách, ỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập … phải tiến hàng kiểm tra phần mái, các góc của Container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là yếu tố quan trọng của Container liên quan đến an toàn chuyên chở.

(2) Kiểm tra bên trong Container

Phải kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh tán, ri-vê xem có bị hư hỏng hay nhô lên không. Kiểm tra tấm bọc phủ các trang thiết bị khác như lỗ thông gió ống dẫn hơi lạnh.

(3) Kiểm tra cửa Container

Kiểm tra tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và then cài bảo đảm cửa đóng mở an toàn. Kín không để nước xâm nhập vào container.

(4) Kiểm tra tình trạng vệ sinh container

Vỏ container phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không bị mùi hôi, dơ bẩn

Nếu đóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh gây tổn hại cho hàng hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế kiểm tra phát hiện.

(5) Kiểm tra thông số kỹ thuật

Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ ngoài, gồm:

+ Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép. Nó bao gồm trọng lượng hàng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏ container.

+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container. Nó bao gồm trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.

+ Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) Phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo container.

+ Dung tích container (container internal capacity) tức là thể tích chứa hàng tối đa của container.

b.Một số lưu ý khi đóng hàng vào container

Khi đóng hàng thì trọng lượng của hàng hóa phải được phân bổ trải đều trên toàn bộ diện tích mặt sàn của container.

Xác định trọng tâm của hàng hóa và đặt càng gần trọng tâm của container càng tốt.

Trường hợp hàng hóa không đồng nhất thì chúng ta nên dùng cách đóng hàng vào container theo nguyên tắc xếp hàng hóa nào nặng hơn, to hơn đặt ở bên dưới, hàng hóa nhẹ hơn, nhỏ hơn thì đặt lên trên, hàng hóa dạng lỏng nên đặt bên trên hàng dạng rắn.

Xếp hàng hóa vào container phải xếp sát vào nhau, không để khoảng trống giữa các đơn vị hàng hóa.

Phải đảm bảo hàng hóa được cố định, không dịch chuyển, không bị ngã đỗ bên trong container bằng cách chằng cột hoặc buộc chặt hàng hóa lại với nhau

Trong quá trình đóng hàng xuất khẩu vào container, cần hạn chế và giảm bớt lực hoặc chấn động mạnh, tránh để hàng hóa bị quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. cách đóng hàng vào container

Ngoài những điều lưu ý trên , cần chú ý các chỉ dẫn về trọng lượng, thể tích ghi trên vở container khi xếp hàng hóa để tính toán lượng hàng phù hợp.

Toàn bộ khối lượng hàng đóng vào container phải phải nhỏ hơn hoặc bằng những số liệu ghi trên vỏ container này. Ở một số quốc gia có thể luật pháp không cho phép trọng lượng xếp hàng bằng với số liệu trên vỏ container.

Bước 5: Liên hệ và tiến hành đóng hàng container

Liên hệ điều độ cảng điều công nhân, xe nâng hoặc cẩu. Đây là bước khá quan trọng. Nếu bạn đã đóng hàng quen cho một loại mặt hàng nào rồi thì không nói, nhưng nếu lần đầu đóng bạn phải hết sức cẩn thận và chú ý những điều sau:

– Tính toán sao cho đóng hàng tối ưu nhất. Không để thừa hàng hàng sau khi đóng. (thừa ra so với quy định là moi hết ra đóng lại vừ tốn thời gian vừa tốn chi phí)

– Tính toán sau cho đóng hàng 1 cách an toàn nhất: không để hàng bị rơi vỡ trong container trong quá trình vận chuyển. Phân bổ trọng lượng đều trong cont, tránh tình trạng mất cân bằng trong container gây nguy hiểm trong quá trình xếp dỡ. Nhiều trường hợp còn bị thu thêm phí do vấn đề này.

– Kiểm tra số lượng hàng hóa trong lúc đóng hàng đảm bảo nhận và đóng đủ số lượng. Kiểm tra hàng nhận đóng có bị hư hại gì không, nếu có cần chụp hình lại vào báo cho chủ hàng (vì lúc nào chủ hàng giao cho mình trong biên bản đều ghi nguyên đai, kiện cả) nếu không cẩn thận họ sẽ quy trách nhiệm cho mình.

– Đảm bảo hàng không bị mất trộm khi đóng. Nếu hàng thuộc loại dễ mất và số lượng lớn bạn cần có thêm 1-2 người cho việc quan sát.

Bước 6: Đóng hàng xong, mang packing list hạ & VMG báo điều độ cảng nhập máy.

Bước 7: Thanh lý, vào sổ tàu.

4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page